Kinh doanh đi xuống, Starbucks đóng 150 cửa hiệu ở Mỹ do đối mặt với nhiều khó khăn

Ngày 19/3 vừa qua, chuỗi thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới Starbucks đã tuyên bố sẽ đóng cửa 150 cửa hàng tại Mỹ. Kèm theo đó, Starbucks cũng đưa ra cảnh báo doanh thu của hãng trên thị trường toàn cầu trong quý này sẽ không đạt kỳ vọng của các nhà đầu tư.


Kinh doanh đi xuống, Starbucks đóng 150 cửa hiệu ở Mỹ do đối mặt với nhiều khó khăn

Hãng tin Reuters cho biết, ngay khi thông tin này được phát ra, cổ phiếu của Starbucks đã giảm 3% sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba (19/3).

Với sự gia tăng mức độ cạnh tranh ngày càng lớn từ các thương hiệu cà phê cao cấp khác và những chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh như Dunkin Donuts hay McDonald, cà phê Starbucks đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong những năm gần đây.

Trong vòng 6 quý trở lại đây, doanh thu của thương hiệu Starbucks tại châu Mỹ - thị trường chủ yếu của hãng thì đã có tới 5 quý không đạt kỳ vọng.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 19/3 vừa qua, Starbucks cũng giảm dự báo về số cửa hiệu tăng ròng tại thị trường Mỹ trong tài khóa 2019. Hãng cho biết, dự báo doanh thu thị trường toàn cầu của hãng sẽ chỉ tăng 1% trong quý 3/2018, thấp hơn mức dự báo 3% mà giới phân tích đưa ra.

Starbucks cũng khẳng định sẽ cố gắng đưa ra phương án điều chỉnh nhằm đáp ứng sở thích và khẩu vị thay đổi liên tục của khách hàng bằng cách đưa ra những loại đồ uống mới có lợi cho sức khỏe.


Trường hợp của Starbucks đã chứng minh rằng, nếu không chịu lắng nghe nhu cầu khách hàng và thay đổi thường xuyên thì trước sau gì bạn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cho dù thương hiệu của bạn có lớn đến cỡ nào.

Sau tuyên bố từ một trong những hãng cà phê lớn nhất thế giới này, giám đốc nghiên cứu Tony Scherrer thuộc Smead Capital Management đã nhận định: “Có vẻ như đã qua rồi cái thời mà Starbucks dễ dàng khiến cho người ta mê đắm với các sản phẩm của mình. Ít nhất thì ở các thị trường chính của Starbucks, những người ra ngoài để uống cà phê đều đã uống Starbucks rồi".

Hồi tháng 6, ông Howard Schultz, Chủ tịch điều hành của Starbucks đã tuyên bố sẽ rời khỏi công ty. Động thái này khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên vì thứ nhất, ông Howard Schultz được coi là linh hồn của Starbucks trong nhiều thập kỷ qua. Thứ hai, thời điểm ông đưa ra tuyên bố này đúng lúc hãng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

 Cũng vào tháng 5, cà phê Starbucks đã đưa ra lời xin lỗi với khách hàng và tạm đóng cửa 8.000 cửa hiệu để tiến hành đào tạo 175.000 nhân viên về việc chống phân biệt đối xử. Động thái này diễn ra sau khi vụ bắt hai người đàn ông da màu tại một cửa hiệu Starbucks ở Philadelphia đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Chương trình đào tạo này tiêu tốn “hàng chục triệu USD”, và khiến chiến dịch marketing xuân hè của Starbucks bị hoãn lại khoảng 2 tuần.

150 cửa hiệu mà hãng dự định đóng cửa tại Mỹ chủ yếu nằm ở khu vực thị trường bão hòa. Con số này nhiều hơn 100 cửa hiệu so với mức trung bình lịch sử số cửa hiệu mà hãng đóng cửa mỗi năm ở Mỹ.

Tuy nhiên, Starbucks cho biết hãng sẽ xem xét mở thêm cửa hiệu ở các khu vực mà hãng chưa có nhiều sự hiện diện tại Mỹ. Hiện thị trường Trung Quốc đang là đầu tàu tăng trưởng doanh thu của Starbucks, với mức doanh thu tăng 4% trong quý báo cáo gần nhất.

Trong một thông cáo mới nhất, CEO Kevin Johnson của Starbucks cho biết tình hình kinh doanh hiện tại của Starbucks không phản ánh hết tiềm năng của thương hiệu và là điều không thể chấp nhận. Starbucks phải hành động nhanh hơn để đối phó với thị hiếu và nhu cầu thay đổi ngành càng nhanh của khách hàng.

Trường hợp của Starbucks đã chứng minh rằng, nếu không chịu lắng nghe nhu cầu khách hàng và thay đổi thường xuyên thì trước sau gì bạn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cho dù thương hiệu của bạn có lớn đến cỡ nào.

Nhưng hãy nhớ, sự thay đổi nào cũng cần phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Sáng tạo cần đi liền với thực tế thì việc kinh doanh mới có thể bền vững được.