20 sai lầm thường gặp ở các công ty startup thất bại

Sau khi quan sát hành trình thất bại của nhiều công ty starup, các chuyên gia đã tổng hợp đến 20 sai lầm thường gặp ở các doanh nghiệp này. Nếu bạn đang có ý tưởng thành lập một công ty startup cho riêng mình, tốt nhất hãy tránh trước các sai lầm dưới đây.

 

1. Startup với 1 founder duy nhất: Những công ty khởi nghiệp thành công luôn có ít nhất từ 2 founder trở lên. Bởi startup với 1 founder duy nhất thường phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc, không nhận được sự chia sẻ, gánh vác từ các co-founder khác.

2. Mắc lỗi trong vấn đề chọn địa điểm: Việc lựa chọn địa điểm để startup cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà một số nơi trở thành các trung tâm khởi nghiệp đình đám. Lý do là bởi nơi đây có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, con người, ý tưởng, sáng tạo…Ở những nơi như vậy, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm đối tác, khách hàng, người chỉ dẫn,….

3. Bắt chước sản phẩm khác một cách vụng về: Việc bắt chước những ý tưởng của các sản phẩm đã thành công mà không có sự chọn lọc là một nguyên nhân khiến nhiều startup thất bại. Có những công ty khởi nghiệp cứ gặp ý tưởng gì hay là vội vã bắt chước, bất kể điều đó có phù hợp với hoạt động của mình hay không dẫn đến những sai lầm đôi khi không thể sửa chữa được.

4. Chọn sai thị trường: Thị trường được xem là điều kiện sống còn của doanh nghiệp khởi nghiệp. Thị trường rộng lớn với nhiều ông lớn dẫn đầu thường rất khó để cạnh tranh. Vì vậy nhiều startup thường lựa chọn thị trường ngách để bắt đầu. Tuy nhiên, nếu ngách đó không đủ rộng hoặc không phù hợp với mô hình kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển trong tương lai.

5. Không chịu thay đổi: Thị trường và khách hàng luôn có sự thay đổi không ngừng. Việc quá bảo thủ, cứng nhắc, thụ động, không chịu thay đổi trong hoạt động kinh doanh khiến nhiều startup thất bại vì không theo kịp xu hướng thị trường.

6. Chọn sai nhân viên: Nhân viên giỏi không tốt bằng nhân viên phù hợp với doanh nghiệp. Tìm được những nhân viên phù hợp trong thời gian bắt đầu cũng là một thách thức không nhỏ với công ty startup. Đôi khi, doanh nghiệp khởi nghiệp đã phải chịu tổn thất nặng nề vì lựa chọn sai nhân viên cho mình.

7. Chọn sai mô hình kinh doanh: Việc lựa chọn mô hình kinh doanh quyết định toàn bộ đến sự thành bại của startup, nếu chọn sai mô hình ngay từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để có thể làm lại.

8. Ra mắt sản phẩm một cách chậm chạp: Không phải ngẫu nhiên mà thị trường đánh giá cao những người đón đầu xu hướng. Bởi việc chậm chân trong việc đưa sản phẩm ra mắt thị trường có thể khiến đối thủ chiếm lấy cơ hội, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và dễ dẫn đến tổn thất nặng nề.

9. Ra mắt quá sớm cũng thất bại: Nếu sản phẩm, dịch vụ startup chưa hoàn thiện ở mức thị trường chấp nhận được thì sản phẩm đó rất dễ bị đào thải khi xâm nhập thị trường quá sớm.

10. Không xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng: Một công ty đều luôn có một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Họ là những người có nhu cầu với sản phẩm của startup, nếu không thể nhận biết được nhóm khách hàng này hoặc nhận định sai lầm, startup sẽ rất khó khăn để tiến sâu hơn vào thị trường và thành công.

11. Thiếu vốn: Tiền luôn là mạch máu của các doanh nghiệp. Startup với số vốn quá ít ỏi sẽ làm hạn chế hoạt động kinh doanh, quảng cáo, từ đó startup không thể triển khai thành công những kế hoạch của mình.

12. Quá nhiều vốn cũng có thể thất bại: Với số vốn nhiều hơn cần thiết, các co-founder rất dễ lơ là việc tinh gọn bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động. Từ đó thất thoát vốn cho những công việc không cần thiết.

13. Chi tiêu không có kế hoạch: Việc tiêu tiền vốn không có kế hoạch, mang tính ngẫu hứng dễ dẫn đến thâm hụt nguồn tài chính, ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển bền vững, về lâu về dài của startup.

14. Thiếu sự hỗ trợ từ nhà đầu tư: Nhà đầu tư ngoài cung cấp vốn cho startup còn có thể hỗ trợ rất nhiều về kinh nghiệm    và kỹ năng điều hành doanh nghiệp, nếu không tìm cho mình một nhà đầu tư thích hợp, startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

15. Tập trung quá nhiều vào lợi nhuận: Lợi nhuận là điều quan trọng, tuy nhiên mục tiêu cao nhất của khởi nghiệp lại là tăng trưởng chứ không phải là lợi nhuận. Quá chú trọng vào lợi nhuận có thể khiến startup đánh mất người dùng của mình.

16. Thiếu sự cởi mở: Khởi nghiệp luôn tồn tại rất nhiều công việc cần giải quyết vì nhân lực luôn có hạn. Chỉ tập trung vào một vài công việc sẽ làm sao nhãng những việc khác, gây ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

17. Mâu thuẫn nội bộ: Bất đồng quan điểm, ý kiến giữa các co-founder là nguyên nhân có tỷ lệ cao dẫn đến sự đổ vỡ của hầu hết startup.

18. Thiếu quyết tâm: Khởi nghiệp là một chặng đường dài gian nan, thiếu nhiệt huyết và kiên định trên con đường đã chọn sẽ khiến founder không thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

19. Ngạo mạn, tự kiêu tự đại: Để startup thành công, sự tự tin là yếu tố cần thiết. Nếu không có đủ tự tin thì khởi nghiệp khó mà thành. Tuy nhiên, quá ngạo mạn vào ý tưởng của mình mà bất chấp nhu cầu thị trường, thời điểm tung sản phẩm, không tham khảo ý kiến các chuyên gia sẽ dẫn đến thất bại thảm hại.

20. Thiển cận: Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thể thành công vì không có kế hoạch cụ thể về quản trị rủi ro. Sai lầm thường gặp của họ là không đủ vốn, tính toán giá cả/chị phí không thực tế, không chú trọng đến yếu tố tài chính từ các nhà đầu tư….