Câu chuyện đằng sau Starbucks và Dunkin Donuts

Là 2 ông lớn trong ngành bán lẻ của Mỹ, Starbucks và Dunkin Donuts đã xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU STARBUCKS VÀ DUNKIN DONUTS

Là 2 gã khổng lồ trong ngành thực phẩm Mỹ, Starbucks và Dunkin Donuts để lại nhiều câu chuyện kinh nghiệm đáng giá cho các nhà khởi nghiệp trên khắp Thế giới

1. Xây dựng chuỗi cửa hàng nhượng quyền

Trong khi Starbucks hầu như sở hữu các chi nhánh của mình thì Dunkin Donuts lại cho nhượng quyền gần như toàn bộ các cửa hàng. Doanh thu Starbucks 90% là từ việc bán đồ ăn, thức uống còn Dunkin Donuts ăn tiền từ phí chuyển nhượng.

Vì những nguyên nhân trên có thể thấy Starbucks sẽ phải gánh 1 khoản chi phí khổng lồ cho nguyên vật liệu, nhân công và chi phí vốn. Trong khi đó Dunkin Donuts tiết kiệm được các chi phí chi trả cho các cửa hàng

Strabucks có nhiều cửa hàng hơn nhưng sẽ chịu nhiều phí hơn rủi ro nhiều trong khi Dunkin nguồn thu thắp lại ít rủi ro

2. Cạnh tranh

Năm 2006 khi Dunkin lấn sân sang lĩnh vực café. Cụ thể là bán kèm đồ uống như  espresso, latte, cappuccino,… cùng sandwich và donuts thì Dunkin đã chính thức tuyên bố trở thành đối thủ cạnh tranh của Starbucks.

Không gian thiết kế của Dunkin hơi hướng giống KFC đó là bán đồ ăn nhanh đồ ăn take away. Còn Starbucks có không gian khá thoải mái phù hợp cho khách hàng tụ tập trò chuyện hay đọc sách làm việc. Ngoài ra Starbuck đẩy mạnh bán thêm những đồ ăn nhẹ như bánh ngọt phục vụ khách hàng

3. Truyền thông và quảng cáo

2 thương hiệu có nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau vì vậy nên các thức truyền thông sẽ có đôi chút khác biệt.

Nhóm khách Starbuck hướng tới là khách hàng văn phòng. Vì vậy học chú ý cả về chất lượng sản phẩm và yêu cầu cao về dịch vụ. Cách làm đậm chất Starbucks là việc ghi tên khách hàng lên cốc để tăng hiệu quả truyền thông

Dunkin hướng tới nhóm khách hàng thu nhập trung bình vì vậy học sẽ tập trung vào chất lượng và giữ dịch vụ ở tầm chấp nhận được

Về phương thức quảng cáo dường như Dunkin chi nhiều hơn cho những chiến dịch quảng bá hình ảnh còn Starbucks thu khách hàng từ hiệu ứng truyền miệng