Muôn vàn kiểu kinh doanh cần ít vốn

Kinh doanh nhượng quyền, buôn bán vỉa hè, mở tiệm bánh mì, bán hàng online… là những kiểu kinh doanh đòi hỏi ít vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Kinh doanh online

Một vài thống kê từ các website thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, số lượng người bán hàng qua kênh này đã tăng khoảng 50% vào năm 2013 và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh mẽ hơn.

Chị Ngọc Bảo từng ấp ủ kế hoạch mở một shop quần áo trên phố Bùi Xuân Soạn, Hà Nội nhưng do vốn hạn hẹp, kinh tế khó khăn, giá thuê mặt bằng cao nên trừ các chi phí thì tính ra chị vẫn hòa vốn, may mắn thì không bị lỗ.

Chính vì như vậy nên chị không dám liều mở cửa hàng mà bắt đầu thử bán hàng online trên mạng. Nhờ có một chút kinh nghiệm Marketing, tư vấn sản phẩm mà tình hình kinh doanh của chị tiến triển rõ rệt sau 2-3 tháng.

Do không mất chi phí thuê cửa hàng, chị Ngọc Bảo có thể giảm giá sản phẩm 10–20% so với trước, qua đó dễ cạnh tranh hơn với những cửa hàng. Ngoài ra, chị cũng thu thêm được khoản tiền ship hàng cho khách, nên mỗi tháng có thể lãi 5-10 triệu đồng.

Một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, dù cạnh tranh tốt về giá, nhưng mô hình bán hàng online tại Việt Nam còn khá rủi ro. Hình thức thanh toán online chưa phổ biến và còn chủ yếu dựa vào niềm tin giữa bên mua và bên bán.

Chưa kể đến những rủi ro mà người bán gặp phải như khách đặt hàng xong không chịu nhận làm tăng hàng tồn, khách không ưng lại ship qua ship lại khiến lời lãi giảm, các vấn đề phát sinh về chất lượng sản phẩm đầu vào…cũng có khá nhiều rủi ro.

Kinh doanh nhượng quyền

Mô hình kinh doanh nhượng quyền trên thế giới đã có nền tảng phát triển lâu năm với những thương hiệu nổi tiếng như KFC, Lotteria, McDonald’s.

Tại Việt Nam mô hình này cũng phát triển rất thành công, đặc biệt là lĩnh vực F&B. Năm 2018 thị trường đã chứng kiến sự gia tăng quy mô nhượng quyền của 1 loạt các thương hiệu đồ ăn/uống từ trung bình cho đến lớn như trà sữa royaltea, trà sữa coco, bánh mỳ Thổ Nhĩ Kì kebab torki, trà sữa Việt Nam House of Cha…Các thương hiệu nước ngoài cũng không nằm ngoài cuộc chơi lớn như Chè và trà sữa Đài Loan Black Ball, Hui Lau Shan Hong Kong,…Một vài thương hiệu trong nước tham vọng mở rộng thị trường ra bên ngoài như cơm sườn Đào Duy Từ…

Giám đốc một công ty chuyên về mô giới nhượng quyền cho biết từ đầu 2018 đến nay, mỗi thương hiệu trung bình mở thêm 2-4 cửa hàng nhượng quyền/tháng. Sự thuận lợi đó trước hết đến từ nhu cầu ngày một gia tăng của thị trường, sau đó là sự xây dựng thành công tên tuổi thương hiệu để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cũng như giữ chân được khách hàng trung thành.

“Thương hiệu càng lớn giá nhượng quyền càng tăng cao, tuy nhiên vì đã nghiên cứu trước sự gia tăng của thị trường mà các cửa hàng nhượng quyền mới mở đều có tốc độ tăng trưởng 5-10% mỗi tháng. Ước tính chỉ sau 8-10 tháng là có thể hoàn vốn và sinh lợi nhuận. Vì không mất nhiều thời gian gây dựng thương hiệu, được hỗ trợ setup, đào tạo từ A đến Z, có thể kinh doanh ngay nên mô hình kinh doanh nhượng quyền ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm”.

Mô hình nhượng quyền đang góp phần tạo ra cơ hội kinh doanh hiệu quả, hạn chế được những rủi ro, chi phí ban đầu. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, lý do để lựa chọn hình thức kinh doanh này là doanh nghiệp, cá nhân có khả năng mở rộng thị trường, sản phẩm mà không cần tốn quá nhiều chi phí, vốn đầu tư cho việc nghiên cứu, tiếp thị vì phần lớn được hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu.

Mở quán bánh mỳ

Đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ với số vốn chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Trừ đi các chi phí thuê mặt bằng, thuê một người làm, tiền điện, rủi ro mất hàng... mỗi tháng chủ tiệm có thể lãi 8-10 triệu đồng hoặc hơn, tùy địa điểm. Với các thương hiệu bánh mỳ uy tín, có tiếng lâu năm như Kebab Torki thì trung bình lãi 60-70tr/tháng, thậm chí có những điểm bán hàng thuận lợi thu lời tới cả trăm triệu. Tuy nhiên, cách thức kinh doanh này cần phát huy sáng tạo và có sức cạnh tranh cao khi những tiệm bánh mỳ bình dân đang mọc lên “như nấm sau mưa”.

Một nhà đầu tư bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki, người vừa mở một cửa hàng ở khu vực trung tâm của Hà Nội cho biết, do lượng khách ổn định nên mỗi tháng anh có thể kiếm được khoảng 50 triệu đồng tiền lãi. Tuy nhiên, theo anh hiện loại hình này cạnh tranh khá mạnh. “Việc quản lý cửa hàng đôi khi cũng rủi ro như mất hàng hóa do quản lý chưa tốt hay nhập hàng kém chất lượng làm mất khách”, chủ cửa hàng chia sẻ.

Kinh doanh trà sữa

Tại một số quán trà sữa có thương hiệu như Royaltea nhiều khi khách hàng ngồi kín, thậm chí tràn cả xuống lòng đường, đặc biệt vào mùa hè. Khu vực Nhà Thờ lớn, Ngã Tư Sở, sân vận động Mỹ Đình, phố cổ… là những địa điểm tiêu biểu cho hình thức kinh doanh này.

Đây cũng là một loại đồ uống ngày càng được ưa chuộng nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, người trẻ dễ thích nghi cái mới nhưng cũng rất dễ thay đổi, vì vậy kinh doanh trà sữa cũng cần linh hoạt để bắt kịp xu hướng thay đổi của thị trường.